Buổi chiều, Ban Chấp hành Trung ương Đảng thảo luận, cho ý kiến về chủ trương đối với Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và họp phiên bế mạc.
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên họp.
Các Ủy viên Bộ Chính trị thay mặt Bộ Chính trị trình bày các báo cáo tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị.
Ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình về dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội 14 của Đảng; báo cáo Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam.
Ông Nguyễn Hoà Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình về nhóm các vấn đề kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách; về chủ trương xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam.
Ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình về nhóm các vấn đề liên quan đến công tác xây dựng Đảng, thi hành Điều lệ Đảng và sửa đổi, bổ sung Quy chế bầu cử trong Đảng; tổng kết công tác nhân sự khóa 13 và Phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 14.
Ông Lương Cường, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư trình bày dự thảo Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13
Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10. Sau đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước phát biểu bế mạc hội nghị.
Trong thời điểm đau buồn và tiếc thương này, chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình và người thân của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chính phủ và nhân dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam".
Các lãnh đạo ASEAN khẳng định, sự nghiệp lãnh đạo, cống hiến suốt đời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho nhân dân và đất nước Việt Nam sẽ luôn được ghi nhớ. Những đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho hòa bình, hữu nghị và hợp tác khu vực và quốc tế sẽ là di sản vô giá và lâu bền.
Cũng trong sáng 24/7, tại Hội nghị Ủy ban Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), hoạt động đầu tiên trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57 và các Hội nghị liên quan, Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN đã dành một phút mặc niệm bày tỏ niềm tiếc thương sâu sắc trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ngày 23/7, tại thủ đô Vientiane của Lào, đã diễn ra cuộc họp của các Quan chức Cao cấp (SOM) ASEAN để rà soát và hoàn tất mọi mặt công tác chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57 và các Hội nghị liên quan.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam, đã dẫn đầu đoàn Việt Nam dự họp.
Trưởng SOM ASEAN các nước gửi lời chia buồn sâu sắc tới Chính phủ và nhân dân Việt Nam về việc Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng từ trần. Thay mặt đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt phát biểu trân trọng cảm ơn sự chia sẻ và cảm thông của các nước trong thời khắc đau buồn này.
Các chính sách về carbon thấp hiện hành của Việt Nam, Cơ chế điều chỉnh carbon xuyên biên giới (CBAM) và Quy định về các sản phẩm không có nguồn gốc từ phá rừng của Châu Âu (EUDR) là chủ đề “nóng” được các bên quan tâm. Bởi, những yêu cầu này chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp thâm nhập các thị trường xuất khẩu lớn.
Sau sự kiện, mô hình Đối thoại Công – Tư thí điểm này sẽ được điều chỉnh, tiếp tục thí điểm và chuyển giao mô hình phù hợp nhất cho phía Việt Nam tham khảo, áp dụng trong quá trình xây dựng và thực thi
Bộ Công Thương cho rằng, việc lựa chọn chủ đề đối thoại về đáp ứng các yêu cầu carbon thấp đối với hàng hóa xuất khẩu là rất phù hợp, đặc biệt là trong bối cảnh xuất khẩu của Việt Nam đối mặt với các yêu cầu về chuyển đổi xanh, chuyển đổi carbon thấp để có thể tiếp cận các thị trường xuất khẩu...